TS. NGUYỄN KIM GIANG (*)
Gan có thể bị tổn thương do môi trường sống ô nhiễm, hóa chất, thực phẩm bẩn, bia rượu… Gan cũng có thể bị đầu độc khi dùng thuốc tây không đúng chỉ định, liều lượng, dùng nhiều, dài ngày.
Khi mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, tiêu chảy, sốt, phần lớn người bệnh tự ra hiệu thuốc mua về uống. Thậm chí, nhiều người còn có thói quen tự ý sử dụng thuốc, kiểu truyền tai nhau, một người sử dụng tốt thì nhiều người sẽ sử dụng được. Hoặc một triệu chứng bệnh, từng được bác sĩ trước đó kê đơn, khi mắc trở lại là ra hiệu thuốc mua mà không cần đi khám.
Trong khi đó, một sự thật mà các chuyên gia khuyến cáo là khi sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều lượng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thận, dạ dạy, đường ruột đặc biệt là gan. Gan là nơi xử lý đa số các loại thuốc đi vào hệ tuần hoàn máu, điều hành hoạt động của thuốc khắp cơ thể. Gan có nhiệm vụ thanh lọc thuốc, biến thuốc thành những chất mà cơ thể cần sử dụng để chữa bệnh.
Trong quá trình này, gan sẽ bài trừ độc tố – những hóa chất có hại cho cơ thể. Vì đóng vai trò trung gian xử lý độc tố khiến gan có thể bị chính độc tố tấn công làm tổn thương. Ngay cả thuốc đưa vào cơ thể là chất không độc, nhưng sau khi được chuyển hóa tại gan, cũng có thể trở thành chất độc cho gan. Biểu hiện của ngộ độc gan do thuốc rất đa dạng, từ tăng men gan không triệu chứng đến suy gan tối cấp. Viêm gan do thuốc thường là cấp tính, ít khi là mạn tính. Nếu ngừng thuốc gây viêm gan, dùng các thuốc bảo vệ tế bào gan và áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, có thể bệnh sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc tây nhiều, thường xuyên (ví dụ thuốc tiểu đường, huyết áp…) thì gan vẫn có thể bị nhiễm độc, viêm ngay cả khi đã ngưng dùng thuốc.
Sự đa dạng của tân dược là gánh nặng lớn đối với gan, vì vậy ngày càng nhiều tác dụng phụ độc hại cho gan của tân dược được ghi nhận. Phần lớn các thuốc tân dược ít nhiều đều ảnh hưởng bất lợi cho gan. Phụ thuộc vào hoạt chất, liều dùng, thời gian dùng dài hay ngắn mà tân dược có thể gây tác dụng phụ có hại cho gan, từ nhẹ cấp tính đến nặng mãn tính, thậm chí gây tử vong. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có hơn 1.000 loại thuốc được báo cáo làm tổn thương gan. Có hai nhóm thuốc, dược chất có khả năng gây độc cho gan. Nhóm 1 là các thuốc được chuyển hóa ở gan gây ngộ độc gan do sử dụng quá liều hoặc kéo dài. Các loại thuốc này gây tổn thương hệ thống khử độc của tế bào gan, từ đó làm giảm khả năng thải độc ở gan rồi phá hủy tế bào gan. Nhóm hai là các loại thuốc phản ứng quá mẫn với cơ thể, dù chỉ một liều lượng nhỏ cũng có thể gây viêm gan. Trường hợp này thường hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có nhiều người bị dị ứng, thông thường trẻ em và phụ nữ là hai đối tượng dễ bị tổn thương gan nhiều hơn. Thuốc có thể: phá hủy gan khi liều cao (Paracetamol, Acetaminophen), hoặc không kể liều dùng (Ibuprofen), làm viêm gan cấp, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, ứ mật, u hạt gan, bệnh gan mãn tính, xơ gan, vàng da, u gan, hủy hoại vi mạch gan (Vitamin A quá liều) và nhiều bệnh gan cấp và mãn khác…
Về yếu tố nguy cơ tổn thương gan do thuốc, theo các chuyên gia y tế, trẻ em dễ bị ngộ độc hơn người lớn. Phụ nữ bị ngộ độc nhiều hơn nam. Người uống rượu dễ bị ngộ độc hơn, vì rượu làm tổn thương tế bào gan, làm thay đổi chuyển hóa thuốc trong cơ thể. Ngoài ra, những người mắc bệnh da, các bệnh khác kèm theo như AIDS, người bị suy dinh dưỡng… cũng dễ bị nhiễm độc.
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp cần thiết. Để cơ thể có khả năng hấp thụ những chất có lợi từ thuốc buộc gan phải làm việc khá vất vả. Vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết, theo đúng chỉ định. Cần lưu ý là khi uống thuốc cần uống nhiều nước để quá trình thanh lọc cho gan được dễ dàng, hạn chế tình trạng tích tụ những chất cặn bã gây hại có trong thuốc.
Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Không tự tiện ra nhà thuốc mua tạm hay tự ngừng, giảm hoặc tăng liều thuốc. Trong giai đoạn dùng thuốc, nếu có biểu hiện khác thường thì phải thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, đánh giá xem có phải do thuốc gây ra hay không và có những biện pháp kịp thời. Bên cạnh những loại thuốc điều trị bệnh, bạn có thể uống kèm theo thuốc giải độc gan để bảo vệ gan không bị huỷ hoại.
Chị Th bị bệnh mạn tính phải dùng thuốc Tây dài ngày, mỗi lần phải uống cả vốc thuốc nên gan nóng, bị nhiễm độc, men gan tăng, suy giảm chức năng. Chị ăn đồ mát, dùng nhiều thuốc giải độc gan cả nội và ngoại, nhưng người vẫn mệt mỏi, uể oải, chán ăn, đầy bụng, da thì khô sạm, dễ bị mẩn ngứa và nổi mụn vì nóng trong. Được một người bạn giới thiệu bài thuốc giải độc gan Đông y thế hệ 2 (viên nén tiện dụng) rất hiệu quả, chị đã dùng định kỳ mỗi đợt 30 ngày. Và từ đó các triệu chứng mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn đã hết, da cũng hết hẳn mụn.
Mặc dù bài giải độc gan Đông y thế hệ 2 này rất hiệu quả tới trên 85% bệnh nhân, nhưng nếu sau 15-20 ngày dùng mà tác dụng không rõ rệt, tức là thuốc không hợp với bạn, bạn hãy ngưng dùng để khỏi lãng phí tiền thuốc.
(*) TS Nguyễn Kim Giang, nhận bằng tiến sĩ ĐH Bách Khoa Gdansk-Ba Lan khi mới 27 tuổi, đã làm việc ở châu Âu hơn 20 năm. Dù không mấy tin vào thuốc Đông y thông thường, nhưng lại đánh giá rất cao thuốc Đông y bí truyền kỳ diệu, lặn lội khắp nơi, mang về các bài thuốc bí truyền hiệu quả vượt trội cho nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, chuẩn GMP-WHO sản xuất thành viên nén tiện sử dụng.
Leave a Reply
Be the First to Comment!